PHÒNG KHÁM TIÊU HÓA - GAN MẬT
TS.BS. NGUYỄN HỮU CHUNG
Lịch khám: Các buổi Sáng thứ 2,3,4,5,6, thứ 7, chủ nhật. Làm từ 6h30 sáng.
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981 6300 68

Triệu chứng bệnh đường tiêu hóa ?
Rất đa dạng.





Những triệu chứng như trên có thể do bệnh lý của cơ quan tiêu hóa gây ra, có những khi lại là do bệnh ở cơ quan khác (ngoài đường tiêu hóa) gây ra.

Vai trò của hỏi bệnh kĩ lưỡng ?






Cần hỏi bệnh kĩ - đó là lí do tôi đã dán tờ giấy này phía trước phòng làm việc
Khám và tư vấn online (qua mạng, qua điện thoại, qua diễn đàn) ?
Đây là điều tối kị đối với những trường hợp mắc bệnh đường tiêu hóa. Chính vì phải "nhìn - sờ - gõ - nghe" và hỏi bệnh nhân rất nhiều để thu thập những thông tin cần thiết (nhằm phân biệt với bệnh lý khác), nên việc tư vấn online là rất bất lợi cho bệnh nhân và mệt mỏi cho bác sĩ, dễ dẫn tới thiếu sót hoặc thậm chí là chẩn đoán sai, từ đó điều trị không đúng cách.
Do đó, tôi cực kì hạn chế tư vấn online. Mặc dù hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân nhắn tin hỏi qua mạng, hoặc nhắn tin "chát" (Thực sự là bác sĩ không quen nhắn tin qua lại trên điện thoại). Trừ trường hợp thỉnh thoảng thấy những ca bệnh nặng, nguy ngập thì tôi trả lời. Nhưng không trả lời công khai trên mạng, vì không đảm bảo sự riêng tư cho bệnh nhân.
Chỉ định xét nghiệm ?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại dùng để chẩn đoán bệnh lý các cơ quan tiêu hóa (nhiều loại xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, ...). Tuy nhiên, không nên lạm dụng xét nghiệm.
Thực tế, quá trình hỏi bệnh, kết hợp với kĩ năng khám bệnh của người bác sĩ (nhìn - sờ - gõ - nghe) có thể chiếm tới 60% vai trò trong chẩn đoán bệnh. Làm tốt điều này, bác sĩ có thể định hướng chính xác ngay từ đầu:


Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm ?


Làm sao để tiết kiệm chi phí xét nghiệm cho người bệnh ?
Điều này đòi hỏi bác sĩ khám bệnh phải nắm chắc kiến thức, có nhiều kinh nghiệm thực hành (sự đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình công tác, sự chỉ dạy của người thầy, của đàn anh đi trước). Quan trọng vẫn là kĩ năng hỏi bệnh và kĩ năng khám bệnh (nhìn - sờ - gõ - nghe) để có định hướng chẩn đoán ban đầu phù hợp, từ đó biết cần làm thêm xét nghiệm nào thực sự giúp ích cho người bệnh, đảm bảo chính xác nhưng cũng tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.
Kết quả xét nghiệm có khi nào sai không?
Có. Không có gì là tuyệt đối, nên kết quả xét nghiệm cũng có khi sai. Điều này tùy thuộc vào:




Nếu thấy kết quả xét nghiệm có gì đó không phù hợp với thực tế khám bệnh, hoặc kết quả các xét nghiệm mâu thuẫn với nhau, thì bác sĩ phải biết phát hiện ra những điểm bất hợp lý đó, để kiểm tra lại. Do đó, trình độ của bác sĩ rất quan trọng. Không nên dựa hoàn toàn vào kết quả xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
Làm sao để có kết quả xét nghiệm chính xác ?




Tại sao viêm dạ dày lại hay tái phát ?


Biểu hiện viêm sung huyết của dạ dày (hình ảnh nội soi)

Do thường xuyên uống những thuốc kháng viêm, giảm đau (ngay cả những trường hợp không thật sự cần thiết, ví dụ: viêm mũi, viêm họng, ... )
Uống quá nhiều thuốc, uống thuốc không rõ nguồn gốc.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Có chắc vậy không ?

Rất nhiều người thường xuyên bị ợ nóng (biểu hiện điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản), hoặc những biểu hiện ở vùng cổ họng (nuốt vướng, nuốt nghẹn, rát cổ họng, cảm giác "như có cục đờm vướng ở cổ", thậm chí ho khan, ...), và khi đi khám thì dễ được chẩn đoán ngay là "bệnh trào ngược dạ dày - thực quản".
Để chẩn đoán đúng cần hỏi thật kĩ tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc. Có như vậy mới tránh nhầm lẫn. Đôi khi những biểu hiện trên lại do một số loại thuốc gây ra, thì việc đầu tiên cần làm là tránh dùng những thuốc đó.
"Viêm đại tràng" - Có thật không ?
Cả 4 tình huống sau đây đều rất thường gặp:




Do đó, khi khám cho một bệnh nhân nghi ngờ viêm đại tràng, bác sĩ cần trả lời ít nhất 2 câu hỏi:


Để trả lời chính xác 2 câu hỏi trên, đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ, nếu không sẽ rất dễ chẩn đoán sai.
Những nhầm lẫn có thể xảy ra khi chẩn đoán "hội chứng ruột kích thích" ?
Đọc thêm bài viết chi tiết về Hội chứng ruột kích thích
Có 2 tình huống sau khá thường gặp:


Để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, đòi hỏi bác sĩ phải hỏi bệnh tỉ mỉ, khám bệnh kĩ lưỡng, đưa ra các biện pháp chẩn đoán sao cho kết luận chính xác. Vấn đề điều trị không chỉ là thuốc men, mà còn là tư vấn tâm lý, tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ...
Vấn đề kê thuốc cho người bệnh tiêu hóa - gan mật ?
Người khỏe mạnh là người không phải uống thuốc. Người bệnh thì uống càng ít thuốc càng tốt (nhằm tiết kiệm chi phí, tránh tác dụng phụ của thuốc).
Nếu trường hợp nào có thể giải thích cho bệnh nhân hiểu, để thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, để tránh phải dùng thuốc thì nên làm. Vài ví dụ:



Sự hợp tác của bệnh nhân ?
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị, điều tôi vô cùng mong mỏi chính là sự hợp tác của bệnh nhân (và cả người thân của họ).





Thực tế cho thấy, khi có sự hợp tác tốt của bệnh nhân thì tôi an tâm hơn trong quá trình điều trị, và hiệu quả điều trị thường tốt (đọc thêm)
Tác dụng phụ của thuốc ?
Khi kê thuốc, bác sĩ cần nắm được tất cả các tác dụng phụ có thể gặp của từng loại thuốc, mức độ thường gặp, cách xử trí. Tốt nhất là tư vấn cho bệnh nhân biết những tác dụng phụ nào mà bệnh nhân có thể gặp. Dị ứng (nổi ban trên người, ngứa, phù mặt, ...) thì phải ngưng thuốc ngay.
Phản ứng của mỗi bệnh nhân khi uống thuốc có thể khác nhau. Và đây chính là một trong những điều "mệt mỏi" nhất đối với một bác sĩ trong lĩnh vực tiêu hóa.
Có những tác dụng phụ khiến bệnh nhân khó chịu nhiều thì phải ngưng thuốc, nhưng cũng có những tác dụng phụ thì bệnh nhân cần cố gắng vượt qua (chẳng hạn, khi uống thuốc diệt vi khuẩn H.pylori trong dạ dày, người bệnh có thể mệt, khó ngủ, mắc ói, nhức mỏi tay chân, ... do tác dụng phụ của kháng sinh. Nhưng đây chỉ là những tác dụng phụ tạm thời, đa số sẽ tự hết sau khi kết thúc liệu trình điều trị).
Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc ?
Vai trò của bác sĩ rất quan trọng.



Nhiều thuốc quá ?
Trong thực tế, có nhiều người bị mắc nhiều bệnh khác nhau, đi khám nhiều bác sĩ / bệnh viện khác nhau, mỗi nơi cho 1 toa thuốc. Nếu gộp lại thì số lượng thuốc hàng ngày bệnh nhân phải uống đã khá nhiều. Vì thế, khi khám bệnh, bác sĩ cần thận trong xem lại tất cả các toa thuốc bệnh nhân đang dùng để:


Thời gian sử dụng thuốc kéo dài bao lâu?
Tùy loại bệnh và tùy mức độ nặng mà bác sĩ sẽ quyết định cho bệnh nhân dùng thuốc trong bao lâu. Nhưng nhìn chung, đối với các bệnh lý đường tiêu hóa thì mục đích cuối cùng để điều trị là "để bệnh nhân không phải uống thuốc nữa, và không phải đi gặp bác sĩ nữa".
Hay tái phát bệnh ?
Chúng ta đang điều trị bệnh, nhưng thực tế có rất nhiều điều về bệnh mà chúng ta chưa thực sự hiểu hết. Khoa học vẫn còn tiếp tục nghiên cứu để trả lời hàng loạt câu hỏi về mỗi loại bệnh. Các bệnh lý đường tiêu hóa lại càng phức tạp, bởi vì:






Không chỉ tác hại do rượu bia gây ra, mà còn do đồ "nhậu" ngoài hàng quán kém vệ sinh, nguồn gốc không bảo đảm, tẩm ướp nhiều hóa chất độc hại.
Nhiều trường hợp cảm ho, xổ mũi (thường do virus) nhẽ ra không cần phải uống thuốc, nhưng người bệnh lại uống nhiều loại thuốc, trong đó có những thuốc gây viêm loét dạ dày.
Người già thì lại hay đau nhức tay chân, rồi uống thuốc giảm viêm, giảm đau khớp, nhưng lại gây viêm loét dạ dày.
Như vậy, bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, dặn dò bệnh nhân, để hạn chế tái phát bệnh. Đồng thời, với mỗi trường hợp bệnh nhân, sẽ cần những cách tiếp cận điều trị riêng cho phù hợp nhất.
Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh đường tiêu hóa ?
Đôi khi chúng ta phải xem xét lại việc chẩn đoán đã đúng chưa, điều trị đã đúng cách chưa.
Trong thực tế, tôi gặp những bệnh nhân ăn cháo quanh năm, kiêng khem khổ sở, nhưng bệnh vẫn chưa cải thiện. Sau khi chẩn đoán và điều trị lại, thì đưa bệnh nhân về tình trạng bình thường.
"Bắt" bệnh nhân kiêng khem nhiều quá thì bệnh nhân càng khó thực hiện theo. Tôi thường dặn bệnh nhân những điểm mấu chốt:





Nếu kết hợp giữa chẩn đoán chính xác, điều trị đúng cách, và dinh dưỡng hợp lý thì hiệu quả điều trị sẽ cao, ít phải uống thuốc, và bệnh ít tái phát.
PHÒNG KHÁM TIÊU HÓA - GAN MẬT
TS.BS. NGUYỄN HỮU CHUNG
Lịch khám: Các buổi Sáng thứ 2,3,4,5,6, thứ 7, chủ nhật. Làm từ 6h30 sáng.
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981 6300 68